Nguyên nhân gây ra nứt bê tông
Nứt bê tông có thế xảy ra theo nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân sẽ có những đặc điểm cũng như cách sử lý riêng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý nứt bê tông Chống Thấm Antiwa xin được tổng hợp một số nguyên nhân chính sau:
Nứt bê tông do quá trình tính toán xây dựng
Nguyên nhân này có thể do sai sót trong quá trình tính toán xây dựng ban đầu làm cho tải trọng lớn hơn khả năng chịu đựng của phần bê tông từ đó gây ra các vết nứt thậm chí sụp đổ công trình. Do đây là một vấn đề nghiêm trọng nên luôn được tính toán một cách tỉ mỉ nên trường hợp này hầu như không xảy ra. Một trường hợp khác chính là quá trình xây dựng thêm. Công trình xây dựng đã được tính toán lượng tải trọng thích hợp, tuy nhiên, đôi khi gia chủ lại muốn mở rộng thêm ngôi nhà của mình. Điều này sẽ làm tăng tải trọng nếu vượt qua mức chịu đựng có thể sẽ xuất hiện vết nứt lên bề mặt bê tông, nghiêm trọng hơn thì công trình sẽ bị phá hủy.
Nứt bê tông do các vấn đề về vật liệu
Ở trường hợp này có 2 cách có thể gây nứt bê tông. Đầu tiên là bản thân bê tông chứa những cốt liệu hoặc xi măng không tương thích (tỷ lệ phối giữa các thành phần không phù hợp). Điều này chúng ta không cần quá quan tâm vì nhà sản xuất đã thí nghiệm cũng như kiểm tra vấn đề này để đảm bảo không có sự cố xảy ra. Thứ hai chính là quá trình thi công như trộn vật liệu không đều hay quá trình đổ bê tông để lại các lỗ hổng đều có thể gây ra hiện tượng nứt bê tông. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng trong suốt quá trình xây dựng để tránh phải vấn vả trong việc tìm cách xử lý về sau.
Nứt bê tông do co ngót
Các vết nứt bê tông do co ngót xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho phần mặt trên của tấm bê tông khô nhanh hơn phần đáy. Do đó hai mặt của tấm biến dạng khác nhau, làm sản sinh ra lực kéo lẫn nhau gây ra các vết nứt bê tông trên bề mặt. Nứt bê tông này phát triển từ ngoài vào trong nên trong thời gian đầu sẽ không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên, một khi phát hiện nên tìm biện pháp xử lý ngay, tránh cho các vết nứt tiếp tục phát triển gay hậu quả nghiệm trọng.
Nứt bê tông do lún
Khi nền móng của công trình dịch chuyển sẽ gây ra hiện tượng nứt bê tông. Thường thì nứt do lún móng là trường hợp nghiêm trọng. Đây có thể là kết quả của việc xử lý nền móng chưa tốt. Một nguyên nhân khác dẫn đến lún là do xói mòn đất nền. Cũng có thể là do đất nền quá yếu mà bạn lại không chú ý, và bỏ qua điều này. Ở những công trình nhà dân dụng có móng nông, và có cây cối lớn xung quanh, thì các rễ cây có thể là nguyên nhân gây nứt
Nứt bê tông theo thời gian
Ăn mòn xảy ra khi bê tông chứa cốt thép bị ướt và tiếp xúc với oxy. Cách duy nhất điều này có thể xảy ra là do các vết nứt nhỏ phát triển trong bê tông, và nước thấm vào. Khi nước tiếp xúc đến cốt thép thì nó bắt đầu rỉ sét. Rỉ sét sau đó mở rộng. Thanh cốt thép bị rỉ sét biến dạng, đẩy bê tông ra và gây nứt. Với nguyên nhân này thì cần theo dõi định kỳ bề mặt bê tông để xử lý từ khi còn là những vết nứt nhỏ, như vậy sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng.
Nứt bê tông do ngoại lực tác động
Đây là các lực từ bê ngoài tác động lên bề mặt bê tông gây ra nứt. Những ngoại lực này có thể do tự nhiên như các cơn địa chấn, động đất hay nhân tạo chính là quá trình khoan xây dựng hay khảo sát địa chất xung quanh công trình gây ra. Nứt bê tông do tác động ngoại lực này thường ít đoán trước được, xảy ra nhanh nên tương đối nguy hiểm do không có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nên trong thực tế không cần quá quan tâm đến nó.
Các biện pháp xử lý đường nứt bê tông sàn, vách bằng keo Epoxy
Xử lý vết nứt bằng xi-lanh
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông để xử lý nứt
Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông
Bước 2: Kiểm tra đường nứt
Kiểm tra tình trạng khe nứt, chiều rộng, chiều sâu và các vấn đề khác trước khi bơm
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ thi công
Xi lanh bơm keo Epoxy
Keo Epoxy của Antiwa E500
Bước 4: Tiến hành thi công
Vệ sinh sạch bụi, đất và các tạp chất như thuốc tẩy, chất pha loãng trong khe nứt.
Đánh dấu vị trí gắn bát bơm hoạc kim bơm. Thông thường cứ 20cm đường nứt tiến hành gắn 1 bát bơm hoạc 1 xi lạnh bơm
Đục rãnh chữ V trên toàn bộ đường nứt với kích thước ~ rộng 1cm và sâu 1cm ( Hoặc dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo vết nứt rộng khoảng 2cm sâu khoảng 1,5cm.)
Bước 5: Khoan lỗ để bơm keo
Dùng mũi khoan lỗ loại 18 ly khoan vào giữa tâm vết cắt vết nứt.
Dùng mũi khoan lỗ loại 10 ly khoan vào giữa tâm của lỗ khoan 18 ly và giữa tâm vết nứt
Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt và lỗ khoan.
Gắn bát: Gắn cố định đầu gá bơm bằng keo Epoxy (Antiwa 1401) gắn vào các lỗ khoan tại các điểm đã định khoảng cách 20cm đến 30cm (Gắn cố định đầu gá bơm bằng keo Epoxy (Antiwa 731). Cần đảm bảo keo gắn liền mạch)
Sau đó trám toàn bộ đường cắt, lỗ khoan cấy sắt bằng hoá chất Antiwa 731 để khô cứng sau một ngày.
Bước 6: Bơm keo
Trộn 2 thành keo Antiwa E500 sau đó sử dụng kim bơm hút keo sau khi đã trộn tiến hành bơm keo xử lý vết nứt
Tường bơm từ dưới bơm lên cao, sàn bơm từ mặt sàn trên bơm xuống, lần lượt theo thứ tự các ốc kim loại để bơm (ốc dạng van một chiều) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Bơm xong sau một ngày đã khô cứng tháo đầu ốc hoặc dùng máy cắt hoặc mài đầu ốc cho phẳng đẹp.
Vệ sinh sạch sẽ vị trí vết nứt.
Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo vết nứt rộng khoảng 2cm sâu khoảng 1,5cm.
Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt.
Trám toàn bộ đường cắt bằng hoá chất Antiawa 1401
Xử lý vết nứt bê tông bằng máy bơm Epoxy
Ưu điểm: Xử lý được những vết nứt độ rộng nhỏ, độ sâu lớn
Nhược điểm: Thời gian thi công lâu, tốn nhiều nhân công, giá thành cao hơn các phương pháp khác
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công xử lý nứt
+ Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm
+ Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
+ Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
+ Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
Bước 2: Kiểm tra đường nứt
+ Kiểm tra tình trạng khe nứt, chiều rộng, chiều sâu và các vấn đề khác trước khi bơm
+ Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
+ Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
Bước 3:Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thi công xử lý vết nứt bê tông
Dụng cụ thi công gồm có:
Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy mài, máy thổi bụi
Kim bơm keo, máy khoan, các phụ kiện đi kèm
Máy bơm keo epoxy áp lực cao
Vật liệu sử dụng gồm có
– Keo Epoxy Sikadur 752 được sử dụng để bơm vào vết nứt, liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.
– Keo trám epoxy sikadur 731 , tác dụng để gắn kim và trám kín các đường nứt để khi bơm không bị chảy keo bơm ra ngoài.
Bước 4: Tiến hành thi công bơm keo xử lý nứt bê tông
Khoan và gắn kim bơm keo:
+ Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15–20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
+ Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
+ Trám keo Antiwa 1401 dọc theo vết nứt, mục đích để keo sẽ không bị chảy khi bơm.
+ Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.
Quá trình bơm keo:
+ Trộn keo 2 thành phần Antiwa E500 theo đúng tỉ lệ, gắn máy bơm vào kim bơm;
+ Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
+ Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
+ Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Antiwa Latex
+ Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
Bước 4: Lưu ý
– Nếu vật liệu trong ống bơm được sử dụng hết trước khi đông cứng, phải đổ thêm ngay.
Tổng kết
Trên đây là những phương pháp thi công để xử lý vết nứt bê tông, vách, sàn. Quý khách có thể liên hệ Chống Thấm Antiwa để được hỗ trợ chi tiết hơn về sản phẩm cũng như kỹ thuật thi công